PLC Mitsubishi để bắt đầu lập trình PLC Mitsubishi chúng ta sẽ tìm hiều qua về một số vùng nhớ trong PLC Mitsubishi để biết sâu về chúng và ứng dụng chúng vào chương trình như thế nào.
Danh sách các thanh ghi PLC Mitsubishi:
Việc phân bố các thanh ghi trong PLC sẽ phụ thuộc vào mỗi dòng PLC Mitsubishi khác nhau. Chi tiết bạn có thể tham khảo qua tài liệu hướng dẫn từ hãng Misubishi. Tuy nhiên về việc phân bố các thanh ghi PLC Mitsubishi sẽ gần như tương đồng nhau về cách thức phân bố.
Bảng danh sách các thanh ghi PLC Mitsubishi
I/O relay: Vùng nhớ liên quan đến các chân Input và Output trên PLC
- X0 ~ X367 đánh số thứ tự các chân Input trong PLC Mitsubishi.
- Y0 ~ Y367 đánh số thứ tự các chân Output trong PLC Mitsubishi.
Auxiliary relay (M): vùng rơ le phụ có chức năng như là một rơ le trung gian dùng cho mục đích lập trình. Các tiếp điểm rơ le phụ M có thể điều khiển ON/OFF bằng các tiếp điểm phụ khác hoặc các chân I/O và có thể được dùng một các tùy ý bên trong chương trình PLC một cách linh hoạt. Các chân IO không bị trạng thái của chúng tác động trực tiếp vào.
- M0 ~ M499: Các rơ le phụ thông thường khi lập trình sẽ trợ về trạng thái ban đâu nếu Stop PLC hoặc tắt nguồn PLC và khởi động lại.
- M500 to M1023: Các rơ le phụ có chốt, trạng thái On/OFF có thể được giữ khi Stop PLC hay tắt nguồn khởi động lại trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể thay đổi trạng thái có chốt hoặc không chốt bằng cách vào phần cài đặt trong GX Work 2.
- M1024 to M7679: Các Rơ le phụ có chốt giống như các rơ le phụ có chốt khác tuy nhiên các rơ le này đã được cố định trong phần cứng PLC mà không thể thay đổi được bằng phần mềm.
- M8000 to M8511: Các rơ le phụ đặc biệt, với những rơ le phụ này đã được tích hợp sẵn các chức năng đặc biệt trong PLC với một rơ le phụ sẽ có những chức năng khác nhau. Như M8000 sau chu kỳ quét đầu tiên của PLC nó sẽ luôn ở trạng thái ON, M8001...sẽ có những các đặc biệt khác.
State relay: Vùng nhớ rơ le trạng thái
Timer (T): Vùng nhớ định thời trong PLC Mitsubishi, Vùng nhớ Timer (Định thời) giống như một bộ đồng hồ hẹn giờ. Trong PLC Mitsushi FX3U vùng nhớ này được phân vùng theo độ phân giải.
- T0 ~ T199: Với vùng nhớ này độ phân giải của timer là 100ms.
- T200 ~ T245: Vùng nhớ Timer với độ phân giải 10ms.
- T246 ~ T249: Vùng nhớ Timer với độ phân giải 1ms. Loại Timer có chốt
- T250 ~ T255: Vùng nhớ Timer với độ phân giải 100ms. Loại Timer có chốt
- T256 ~ T511: Vùng nhớ Timer với độ phân giải 1ms.
Đối với đổ phân giải trong timer cứ mỗi lần thời đêm giảm 1 giá trị sẽ tương được với giá trị cài đặt trừ đi giá trị độ phân giải.
Counter: Vùng nhớ có chức năng đếm tăng lên khi sự dụng. Khi kết hợp với cảm biến ta có thể đếm được số lượng sản phẩm...
- C0 ~ C99: Loại Counter thông thường đếm tăng 0 tới 32767 với độ phần giải 16 bit
- C100 ~ C199: Loại Counter có giữ, giá trị đếm 0 tới 32767 với độ phân giải 16 bit
- C200 ~ C219: Loại Counter thông thương có thể đếm tăng giảm, với giá trị -2147483648 tới +2147483647, với độ phân giải 32 bit
- C220 ~ C234: Loại Counter có giữ có thể đếm tăng giảm, với giá trị -2147483648 tới +2147483647, với độ phân giải 32 bit
Vùng nhớ PLC Mitsubishi FX3U
Vùng nhớ PLC MITSUBISHI FX3U
Vùng nhớ đếm xung tốc độ cao
Trong PLC Mitsubishi sẽ có nhưng bộ đếm chuyên dụng dành cho đọc xung và đọc bộ Encoder chuyên dụng
- C235 to C245: Với chức năng đếm xung tốc độ cao ở chế độ 1-phase 1-counting (Ở chế độ này sẽ có 1 chân đọc xung về, Chân con lại sẽ ở trạng thái kích hoạt các đếm tăng hoặc giảm).
- C246 to C250: Với chức năng đếm xung tốc độ cao ở chế độ 1-phase 2-counting input Bidirectional (32 bits)
- C251 to C255: Với chức năng đếm xung tốc độ cao ở chế độ 2-phase 2-counting input Bidirectional (32 bits)
Thanh ghi dữ liệu
Ở vùng nhớ này ta sự dụng để lưu dữ liệu và tính toán cần thiết khi lập trình PLC
- D0 to D199: Thanh ghi thông thường 16 bit, Đây là vùng nhớ để lưu dữ liệu tính toán và khi tất nguồn PLC dữ liệu sẽ bị mất
- D200 to D511: Thanh ghi có giữ 16 bit, Tương tự thanh ghi ở trên tuy nhiên dữ liệu ở vùng thanh ghi này sẽ lưu dữ liệu ngay cả khi mất nguồn PLC trong một thời gian nhất định.
- D512 to D7999:Thanh ghi có giữ 16 bit, Tương tự các thanh ghi có giữ khác tuy nhiên ở vùng nhớ này đã được quy định sẵn trên phần cứng PLC mà người dùng không thê thay đổi vùng nhớ này được (Fixed).
- D8000 to D8511:Thanh ghi đặc biệt, ở vùng nhớ này sẽ được PLC chiếm dụng là vùng nhớ cho các chức năng đặc biệt trong PLC. Thường vùng nhớ nay ít khi người dùng sự dụng.
- V0 to V7, Z0 to Z7: Thanh ghi chỉ mục(Index) có thể được dùng giống thanh ghi dữ liệu, nhưng chúng là những thanh ghi đặc biệt ở chỗ được dùng để truy xuất vào vị trí phần tử trong một dữ liệu là mảng. Hay nói nôm na trong một mảng sẽ có nhiều dữ liệu sắp xếp liên tiếp nhau. Lúc này ta cần tới thanh ghi chỉ mục để truy xuất tới một phần tử bất kì trong mảng.
Thanh ghi mở rộng R là thanh ghi dùng cho mục đích lưu dữ liệu vào trong một tệp File(ER), Tuy nhiên File (ER) chỉ lưu vào trong thẻ nhớ ngoài dành cho PLC. Do vậy trong các PLC với những dữ liệu quan trọng cần lưu vào Thẻ Nhớ người sự dụng sẽ dùng tới thanh ghi này và phải mua kèm thêm thẻ nhớ ngoài cho PLC.
- R0 to R32767 (ER0 to ER32767): Lưu dữ liệu vào trong thẻ nhớ ngoài trên PLC.
Việc lựa chọn mô đun PLC Mitsubishi FX3U ta cần quan tâm tới vị trí lắp đặt mô đun
Ta có thẻ lựa chọn mô đun gắn bên phải PLC hoặc bên trái PLC(Đặc trưng loại này có mã mô đun có chứ ADP phía cuối mã).
Vùng nhớ này được sự dụng nhằm mục đích nhảy tới một vị trí chương trình khác trong PLC mà người lập trình muốn ưu tiên. Thông thường PLC sẽ chạy từ trên xuống dưới, tuy nhiên có những đoạn chương trình người lập trình muốn gọi lại nhiều lần trên nhiều đoạn code người ta sẽ dùng thanh ghi Poiter.
- P0 to P4095: kết hợp với lệnh CJ và lệnh CALL
Đối với lệnh CJ sau khi gán vị trí con trỏ P0 lúc này dùng lệnh CJ sẽ nhảy tắt tới con trỏ và sẽ bỏ qua đoạn code giữa lệnh kích hoạt CJ và vị trị con trỏ P0
Đối với lệnh CALL thì sẽ nhảy tắt tới vị trị con trỏ được gán sau đó sẽ quay lại vị trí lệnh CALL và tiếp tục chảy đoạn code phía dưới mà không bỏ qua.
Các giá trị hằng số PLC
Trong PLC việc nhập dữ liệu vào các thanh ghi sẽ được phân biệt một cách rõ ràng theo từng kiểu dữ liệu khác nhau: Số nguyên, Số thực, ký tự...
- Decimal (K): giá trị thập phân biểu diễn cho các giá trị số nguyên khi lập trình nhập dữ liệu vào PLC. MOV K10 D0 (Đưa giá trị là 10 vào thanh ghi D0).
- Hexadecimal (H): giá trị thập lục phân biểu diễn cho các giá trị thập lục phân khi lập trình nhập dữ liệu vào PLC. MOV H10 D0 (Đưa giá trị là H10 (HEXA) vào thanh ghi D0).
- Real number (E): giá trị số thực biểu diễn cho các giá trị số thực phân khi lập trình nhập dữ liệu vào PLC. MOV E10.12 D0 (Đưa giá trị là 10.12 vào thanh ghi D0).
- Character string (""): Đưa chuỗi ký từ vào PLC chú ý có dấu nháy đơn: MOV "C" D0.
Bảng qui đổi các kiểu dữ liệu
SNS AUTOMATION Với đội ngũ kĩ thuật giàu kinh nghiệm.
Sẵn sàng hỗ trợ khách hàng
Bạn cần tìm kiếm sản phẩm: Biến tần, cảm biến, PLC, phụ kiện ngành điện...
Vui lòng gõ vào đây nhé
Lầu 17 Tòa nhà Sen Hồng A12 QL1A, Bình Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Dưới lây là liên kết vị trí bản đồ Map
Bạn muốn yêu cầu báo giá
Vui lòng nhập thông tin của bạn gồm: Tên, SĐT, Tên công ty, Mã hàng tại đây